Để tạo điều kiện cho các thành viên Bphone Fan Club hiểu rõ hơn về ‘sứ mệnh' Bphone, sáng ngày 7/10, Tập đoàn công nghệ Bkav tổ chức buổi Offline Fan tại trụ sở chính của tập đoàn. Sự kiện có sự tham gia của gần 50 thành viên trong Fan Club, trong không khí ấm cúng, thân thiện và thẳng thắn. Nhiều chia sẻ được giãi bày, nhiều góp ý, đóng góp được đưa ra.
Sau đây là một số lời chia sẻ từ các bạn fan của Bphone.
Bạn Xuân Dự: Xin chào mọi người,
Xin tự giới thiệu mình là Dự (Xuân Dự trên diễn đàn Bphone Fans Club). Thực ra ai đã làm công nghệ thì đều biết từ concept (ý tưởng) tới thực hiện là rất khó, và khác nhau là ở chỗ hoàn thiện.
Cái khó ở đây là chỗ Bkav đi từ con số 0. Nếu mà nói rằng các nước khác họ không làm được thì là không chính xác bởi họ có nền công nghiệp về những vấn đề đó rất hoàn thiện rồi. Nhưng khi mình giải quyết bài toán đó ở Việt Nam tự nhiên sẽ tạo ra động lực, tạo ra một nền công nghiệp mới, ví dụ như công nghiệp cơ khí chính xác, gia công, mạ hoặc thiết kế mạch chất lượng cao. Thì đấy là cái mình nghĩ việc hoàn thiện Bphone sẽ tạo ra động lực phát triển ngành công nghệ phụ trợ có thể tạo ra ở Việt Nam. Tất nhiên nếu chỉ thuần túy dựa vào thị trường Việt Nam thì sẽ rất khó phát triển, bởi vì quy mô (volume) thị trường của mình đối với công nghệ không lớn. Bản thân mình cũng làm trong lĩnh vực liên quan nên rất hiểu khi nghe chia sẻ của các anh ở đây. Mình thấy cái quan trọng nhất ở đây là giải quyết tất cả các bài toán đầu vào bao gồm từ cái khó nhất trong thiết kế các thiết bị. Cái khó nhất không phải nằm ở ý tưởng hay phần mềm mà là ở chỗ tạo ra từ thiết bị vật lý, tức là việc gia công cơ khí chỉ là cái hiện hữu. Ví dụ như mình là cái điều khiển, mặc dù về nguyên lý điều khiển là đơn giản nhưng thực tế để tạo ra một cái máy tạo lực vật lý thực sự thì lại là câu chuyện khác xa. Chưa kể đối với điện thoại là thiết bị đòi hỏi độ tinh xảo. Bởi các mạch trong đấy phải nhồi nhét rất nhiều linh kiện vào, càng nhỏ càng đòi hỏi sự tinh vi.
Đôi khi mọi người hay quan trọng những cái như cấu hình là bao nhiêu. Nhưng thực ra như thế là không đúng, khi mình cầm sản phẩm mới là cái quyết định. Cấu hình thì nhiều người mong đợi cấu hình khác nhau lắm, cấu hình cao cấp flagship hay tầm trung hay thấp để giá nó rẻ, vô cùng lắm. Thật ra giá trị của một sản phẩm là giá trị khi người ta tổng thể gồm cả giá trị phần cứng lẫn những trải nghiệm cảm xúc khi người ta cầm nó mới là quyết định. Chứ nếu chỉ nói riêng về cấu hình, tôi lấy ví dụ, thì iPhone sẽ không bao giờ có giá hơn 20 triệu.
Bản thân mình nghĩ Bphone đi đúng hướng, về mặt thiết bị. Bởi nếu như làm rẻ sẽ chẳng giải quyết được gì, sẽ không giúp phát triển. Nó sẽ chỉ là một đầu bài kinh doanh của Bkav thôi. Tức là sẽ chỉ trở thành một cuộc đua về phần cứng mà chắc chắn ở Việt Nam không có lợi thế. Nếu anh đã đua về phần cứng, thì giá trị gia tăng về thị trường gần như bằng 0. Bởi vì anh chỉ cần đơn giản mua các linh kiện (mà các anh đang có trên tay) thì chắc chắn ở đâu cũng có. Nhưng Bkav đã tạo ra các giá trị gia tăng vô hình bằng công sức của mình, bằng các thiết kế, trải nghiệm, bằng các cảm giác mà mình sẽ mang lại cho người dùng. Thực ra mình có 1 con điện thoại khá giống Bphone, nếu mình nhớ không nhầm là ASUS 6 hay Zenphone 6 gì đó, cũng 5.5 inch và design cũng tương tự như thế này. Chiếc điện thoại đó ra mắt cách đây khoảng 1 năm. Lúc đó thì rất đẹp, thế nhưng khi mình cầm con này (Bphone) về và so sánh thì thấy Bphone độ hoàn thiện cao hơn nhiều. Mặc dù ASUS đi theo hướng khác, họ outsourcing về phần cứng một thời gian rất dài trước khi họ tiến lên tự làm ra thiết bị cuối cùng. Bởi vì Đài Loan thì có một ngành công nghiệp outsourcing rất mạnh, ít nhất là 25 năm rồi. Do đó, mình nghĩ những nỗ lực ở đây, giá trị ở chỗ nó mang lại cảm giác cuối cùng. Đó là một hướng đi đúng. Đó là một chặng đường dài và khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu như mình làm hẳn 1 cái flagship thì khi đấy với kinh nghiệm, tên tuổi của mình thì rất khó thành công được ngay, đó là thực tế. Còn nếu như mình làm giá rẻ thì sẽ chẳng giải quyết được việc gì cho xã hội. Nên mình nghĩ việc Bkav chọn 1 cái ở mid-range như thế này là cực kỳ hợp lý. Đó là cá nhân mình nghĩ thế. Còn đương nhiên đắt hay rẻ thật ra phụ thuộc vào cảm nghĩ của người dùng. Với mình chẳng hạn, mình thấy ok. Còn đối với người khác có thể lại cho rằng quá đắt. Cái đó ta không thể nào làm để phù hợp với tất cả mọi người.
Bạn Sô: Xin tự giới thiệu em là Sô, sinh năm 1983, K46 Bách Khoa.
Thực ra em rất tâm đắc với ý kiến của anh Quảng, đã tạo ra sứ mệnh smartphone cho Việt Nam, tạo ra niềm tin vào sản phẩm Việt. Thực tế về mảng của em, liên quan tới đào tạo cho các bạn bán hàng (head sản phẩm của ngân hàng điện tử). Khi truy cập vào các mạng thì em để chế độ hotspot và để luôn cái tên Bphone để các bạn nhận diện. Thực ra không phải để khoe, mà là thế này, để khuyến khích các bạn hãy tự tin với chính những sản phẩm mà các bạn đã có. Khi bán hàng thì bán những cái các bạn đang có, đừng ngại đó là FBI từ HSBC hay từ gì cả. Các bạn hãy nhìn vào Bphone. Bởi vì, không phải ai cũng có đủ kiến thức về kỹ thuật để biết cả quy trình ở phía đằng sau. Nhưng đầu tiên các bạn phải có niềm tin về sản phẩm mình bán đã. Ví dụ như khi khách hàng họ kêu là không làm được mà các bạn đã nản thì sẽ rất là khó để tiếp cận khách hàng của các bạn. Nên về câu chuyện về Bphone, em rất muốn "khoe" để các bạn ấy có niềm tin. Còn đứng về góc độ của khách hàng, cũng có chia sẻ thực sự không phải ai cũng hiểu quá trình, sự kiên trì của Bkav. Còn khách hàng bây giờ đúng là họ đang nhận diện về giá và tiện ích, khi so sánh với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Vậy câu chuyện là, Bkav làm thế nào để không cần người dùng phải hiểu về kỹ thuật mà chúng ta có một đội ngũ những hạt nhân những người tin vào sản phẩm của Bkav, sẽ làm cho những người khác cũng tin vào sản phẩm của Bkav. Thì chúng ta chia sẻ được động lực tin vào sản phẩm Việt Nam hơn, chính là những sản phẩm mà các bạn ở đây đang làm trong lĩnh vực của mình. Bởi không phải ai cũng đang làm cho doanh nghiệp nước ngoài để chỉ tin vào sản phẩm nước ngoài cả. Mình đang làm, đang bán chính sản phẩm, dịch vụ của người Việt mình cơ mà. Đấy là những chia sẻ của em về những điều liên quan đến Bkav một chút.
Xin cảm ơn mọi người.
Bạn Nam: Xin chào cả nhà (cười). Em tên là Nam. Em thì có một nửa dòng máu Bách Khoa, một nửa dòng máu của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Em sinh năm 1990, mới ra trường đi làm được 1/3 năm thôi.
Sau đây, em xin chia sẻ góc nhìn của em về giá, giá của sản phẩm. Thì mọi người cũng nói nhiều rồi. Thì vừa nãy mọi người cũng đã nói rồi. Hôm qua một bạn trên Fan Club có đăng một cái bài báo viết về Tập đoàn VinGroup làm xe Vinfast và có đăng một bài báo có liên quan cái xe Tata Nano gì đấy của Ấn Độ tính ở thời điểm đó là 20.000 đô mà nhân với 25.000 đồng là vào khoảng 50 triệu gì đấy. Và theo bài báo nói là máy và hộp số treo bằng 3 con ốc, bánh lắp vào trục cũng bằng 3 con ốc, không điều hoà, không ABC gì hết. Thậm chí là có xe còn cháy cả trên đường từ Showroom về. Thế thì, sau đó em mới chợt nhận ra là cái sản phẩm này này, nếu như mà anh Quảng không trở lại thì trên tay em không phải là một con Bphone nữa mà nó là một con iPhone 6S block, thực sự là như thế. Mọi thứ tài chính chuẩn bị ok hết rồi và nếu như anh không trở lại, em hôm đấy em còn nói với vợ em: "Thôi chết rồi em ơi, lại một cuộc chiến giữa, coi như là, tình yêu và lý trí" (cười). Thế thì, từ đấy em mới nhận ra là, sau đấy em lại nhìn ra một loạt các cái hãng khác của Trung Quốc, thì em mới thấy rằng là máy họ rẻ thế. Tại sao máy họ rẻ thế? Nhưng mà khi ra cửa hàng, ra TGDĐ nhìn, có ai biết được rằng tại sao, có ai để ý rằng tại sao giá của họ rẻ thế không. Trong khi những con máy trưng bày lên, bóng bảy, sạch sẽ, thậm chí là có những con máy có thiết kế không đến nỗi tồi đâu. Thiết kế mà sau này một số hãng như Samsung, Apple còn học lại cơ mà. Nhưng thực ra những có máy ấy nó rẻ nhưng mà nó có rách không. Bởi vì người Việt Nam có khái niệm là "rẻ rách". Nhưng mà đấy, em xin dùng từ rẻ là từ "giá rẻ" và "rẻ rách". Nhưng mà những cái máy đấy của họ có rẻ rách không, có giống như cái con Tata Nano mà thật sự em nhìn một phát em không muốn mua vì trông nó quá rẻ rách. Thực sự là như thế.
Tại sao những con máy như thế, người Trung Quốc người ta có thể làm được những con máy giá rẻ, nhưng khi người ta nhìn vào không hề có một cái cảm giác gì là rẻ rách. Và thực sự là nó có rách hay không thì rất là khó. Có 2 cách, 1 là cờ lê, mỏ lết đập máy tại trận nhìn vào bên trong biết nó có rách hay không. Hai là cầm về dùng một thời gian và xem cách mà nó phục vụ mình như thế nào. Nhưng vấn đề là khi ấy tiền đã vào túi nhà sản xuất còn mình có được 1 cái máy có rách hay không thì mình không biết rồi.
Thế thì, vấn đề em muốn chia sẻ ở đây với Bkav ở đây là như thế này: Công ty hãy cố gắng làm máy giá rẻ, nhưng đừng rẻ rách. Đúng không ạ? Hãy cố gắng làm máy giá rẻ nhưng đừng rẻ rách. Tại sao lại như vậy? Với cái giá 9 triệu như thế này và cái giá 11 triệu ngày xưa. Như ngày xưa giá 11 triệu thì em có thể tiết kiệm 1 năm giời, em đi làm xong rồi là em để tiền tiết kiệm đúng 1 tháng ra 1 triệu thì trong vòng đúng hơn 1 năm gì đấy thì em đủ tiền mua. Tức là sau Bphone, tức là em để dành tiền từ khi bắt đầu có tin và cho đến khi em mua được thì là sau hôm ra mắt là khoảng 4-5 tháng gì đấy. Thì em phải để dành tiền hơn 1 năm giời, trong khi lương hồi đấy của em là, xem nào, khoảng 7-8 triệu gì đấy thôi. Và em phải để dành 1 triệu ra, tức là không tiêu pha bản thân, không quần áo, xe xủng gì. Hai cái Bphone của em đủ tiền mua một cái xe máy Honda ngon lành nhưng em không mua (cười). Cho đến vừa rồi thì em mới bán con Wave Thái của bố em mua cho. Nhưng mà gọi là Wave Thái thôi nhưng thực ra nó là Liên hợp quốc rồi còn mỗi cái khung có chữ Made in Thailand thôi… và em mới bán thôi để mua xe khác cho vợ em đi thôi chứ em cũng không có xe xủng gì cả.
Vấn đề là, với cái giá như thế, ngày xưa không có mua trả góp và giờ có mua trả góp và em muốn đặt câu hỏi với mọi người trong khán phòng hôm nay là có bao nhiêu người trả góp, bao nhiêu người mua thẳng. Thế thì, vấn đề là nếu như làm một cái máy giá dễ chịu hơn thì sẽ dễ dàng hơn cho mọi người, nhưng đừng rẻ rách. Thế thì vấn đề là thế nào là rẻ, rẻ thế nào để không rách. Thế thì em mới nhận ra một điều rằng là, tại sao máy của Apple ấy ạ, tại sao những con 5S cũ nó vẫn hot thế. Mặc dù là màn hình thì nó bé, tốc độ thì nó bị chậm. Nhưng mà tại sao hàng nó lại hot như thế. Thậm chí bây giờ, em tính ra là giả xử như em dùng thật sự không phải là con người đua trong công nghệ ấy, bỏ tiền là mua một con iPhone X tầm 50 triệu thì vẫn là rẻ. Tại vì sao, vì em có thể dùng nó tầm 6-7 năm. Mà tại sao lại dùng được 6-7 năm, 1 phần là vì, phần cứng nó tốt, nó không bị thời gian lão hoá. Thời gian lão hoá của nó chậm. Thứ 2 là hãng người ta ấy, người ta có cái sự hỗ trợ người dùng trong khoảng thời gian dài. Và đó là điều mà em muốn, thực sự muốn nói với anh. Tức là một sản phẩm rẻ nhưng không phải rẻ theo cái kiểu mà giá niêm yết của nó rẻ mà hãy rẻ theo kiểu là khi người ta dùng trong một khoảng thời gian rất dài. Người ta bảo "Ô, hoá ra là mình dùng cái máy này được mấy năm rồi nhỉ? Mà nó vẫn dùng tốt". Đấy là rẻ nhưng mà lại không rách. Đó là cái cách mà em nghĩ là cái hướng mà Xiaomi người ta không bao giờ làm được. Tức là rẻ và rẻ rách luôn.
Xin lỗi, rách hay không thì em không biết, nhưng cái kiểu rẻ của người ta… em vẫn tính như thế này. Bây giờ dùng điện thoại smartphone thì rất ít khi nó hỏng. Thực sự là như thế, gần như mọi người chỉ thay máy trong 2 trường hợp, 1 là rơi vào nước, chết, thay. 2 là, trường hợp này khả dĩ hơn, sản phẩm của họ, cái máy của họ không còn đáp ứng được nhu cầu của họ nữa. Có thể ngày xưa nó chơi được game này nhưng bây giờ nó không chơi được những cái game khác.
Đấy, rõ ràng là cái giá trị mà nó chia đều với cái thời gian sử dụng nó sẽ tốt hơn các việc là dồn vào một thời điểm.
Bạn Nguyễn Văn Duẩn: Em xin chào Ban lãnh đạo Tập đoàn Bkav cùng toàn thể mọi người đến tham dự ạ. Em xin tự giới thiệu, có lẽ em hơi nhỏ tuổi nhưng em xin phép là xưng em bởi vì em nghĩ chúng ta cùng một cái thế hệ công nghệ, em là Nguyễn Văn Duẩn, sinh năm 1995, hiện đang là sinh viên năm cuối của Bách Khoa ngành Điện tử Viễn thông.
Ban đầu em có chuẩn bị một số câu hỏi, nhưng nghe anh Quảng nói thì em có một chút chia sẻ như này. Thứ nhất là để bổ sung cho cái ý là rẻ rách hay không rẻ rách ấy thì như thế này. Em khái quát lại thành một cái công thức ạ. Tức là số tiền mình bỏ ra sẽ bằng giá trị mình sử dụng nhân với thời gian sử dụng. Tức là 2 cái sẽ tỉ lệ nghịch với nhau. Gói tiền mình bỏ ra là gần 10 triệu như thế này, từ ngày em cầm Bphone về thì giá trị sử dụng em thấy rất là thích. Tuy nhiên thì về thời gian mình chưa được nhiều, thì em cũng mong thời gian sử dụng cũng sẽ được nhiều như cái mong muốn của anh Nam. Cái thứ 2 nữa là, tức là em vẫn chưa đi làm về kỹ thuật nên về góc độ kỹ thuật thì em chưa có nhiều, nhưng về phần thương hiệu thì em có một cái chia sẻ. Tức là cách đây 10 năm khi mà tiếng chuông điện thoại "tưng tưng tưng từng…" ai cũng biết đấy là quả táo… Tức là khi điện thoại của Nokia hay Apple vang lên thì mọi người đều biết. Hoặc là trước đây khi mọi người xem phim Việt Nam thì thấy ai cũng đưa lên tai cái điện thoại quả táo. Thì em cũng mong muốn hơn trong tương lai tới, khi mà nghe tiếng chuông của Bphone thì rất là thích, thì em mong trong thời gian sắp tới, bất cứ khi nào cái chuông đấy vang lên, mọi người đều biết đấy là điện thoại có hình chữ B.
Hoặc như cái phim "Người phán xử" vừa rồi rất là hot đúng không ạ, thì khi mà em cầm Bphone trên tay, em rất là muốn các bộ phim "bom tấn" tiếp theo của Việt Nam, có thể nói là bom tấn, rất mong các diễn viên có thể dùng chiếc điện thoại có hình chữ B, bởi vì rất tự hào về cái sản phẩm của mình.
Bạn Đoàn Văn Đức: Em xin chào anh Quảng, xin chào toàn thể Ban lãnh đạo Bkav cũng như các anh các chị trong buổi offline ngày hôm nay ạ. Em xin tự giới thiệu, em là Đoàn Văn Đức ạ. Em chính là người 5h sáng hôm nay trời ở Vinh mưa rất to nhưng mà em cố gắng em bắt chuyến xe cho sớm. Em lo mưa to nó kẹt xe không ra kịp với mọi người. 5h em cũng thức luôn để em viết thư, tâm thư cho bác Quảng.
"Chia sẻ chân thành của thành viên Đoàn Văn Đức !
Hà Nội, sáng ngày 7/10/2017.
Thư gửi anh Quảng, CEO của Tập đoàn Bkav. Xin phép được gọi anh là anh vì em sinh năm 1988. Cũng xin phép được gửi lời tới toàn thể nhân viên Bkav. Lời đầu tiên em rất chân thành, rất thật tâm nói lời cảm ơn anh cùng đội ngũ Bkav đã tạo ra chiếc Bphone từ 2015 đến 2017 và sau này. Em hoàn toàn ý thức được những chông gai, khó khăn mà mọi người đã tạo ra chiếc điện thoại của Việt Nam và qua chiếc điện thoại đó em cũng trăn trở suy nghĩ cho bản thân em, như một lời nhắc nhở phải nỗ lực phấn đấu mỗi ngày.
Từ ngày đầu sử dụng chiếc Bphone 2017, ngày 19/82017, em cũng có cảm giác đây không đơn thuần chỉ là một chiếc điện thoại nữa mà nó là hiện thân, cụ thể của 1 thứ gì đó, 1 khát vọng song song với nó còn sâu xa hơn và cao hơn rất nhiều. Vì chính em xưa nay cũng ít trải lòng, ngay cả viết thư tay ở thời điểm này cũng đã là rất hiếm gặp rồi. Vậy mà từ khi có Bphone, em có ý thức cộng đồng hơn. Em có ý thức chia sẻ cho mọi người, kể cả thành viên Fan Club, những khó khăn, ý nghĩa, chân thiện mà em cảm nhận được trong cuộc sống. Em mở lòng sẻ chia và đồng cảm hơn. Em nghĩ đó là một phần là nhờ anh cùng Bkav đã thổi hồn vào Bphone. Em cũng rất chia sẻ rằng chặng đường Bphone còn nhiều khó khăn trong nhiều phương diện: niềm tin, dư luận, sự trải nghiệm, sự ổn định, sự bền bỉ, sự khác biệt, chất riêng mà phải đảm bảo được tính tinh tế và nhiều điều khác nữa. Nhưng càng ngày em càng tin tưởng ở Bkav sẽ luôn lắng nghe, luôn trân trọng người dùng, luôn đồng cảm và luôn nỗ lực để đưa Bphone và các sản phẩm khác của Việt Nam vươn xa vươn cao.
Cuối cùng chúc anh, chúc cho Bkav luôn vững vàng, luôn giữ được khát vọng lớn lao và luôn đồng hành chắc chắn cùng khách hàng để đưa các sản phẩm của chính Việt Nam phát triển đi lên. Cảm xúc của em bây giờ là rất háo hức tham quan trụ sở của Bkav trong buổi offline Bphone Fans Club ngày hôm nay".
Bạn Quang: Lời đầu tiên xin chào anh Quảng, chào Ban lãnh đạo Bkav và tất cả mọi người. Em giới thiệu một chút là, em tên là Quang. Hiện nay, cũng đang làm công nghệ. Mọi người đã chia sẻ ở góc độ là người dùng, em xin phép đi ở khía cạnh khác một chút là người hành sự doanh nghiệp, là người khởi nghiệp.
Cá nhân em có 3 điểm chung với anh Quảng, thứ nhất là chữ Quảng và chữ Quang thì cũng 1 vần (cười). Cái thứ 2 nữa là em cũng xuất thân là nghề giáo, giáo viên. 2012 em là giáo viên của trường cấp 3 môn tiếng Anh. Sau đó em cũng nhảy ra ngoài làm vì nó cũng có một số cái bất cập và em muốn ra ngoài làm để xử lý những cái bất cập đó của ngành giáo dục. Và từ 2012 đến 2017 hiện nay thì bọn em đang kiên trì với mục tiêu của mình. Đó là làm về công nghệ và tập trung về giáo dục. Bọn em làm Ftech.
Trên tay em là cái Bphone đầu tiên là bản 2015, bản mạ vàng. Thế thì, bản này đầu tiên là vỏ đen, vỏ đen đẹp hơn rất nhiều, nhưng mà lỡ rơi và không có cái thay thế. 2015 đọc trên bài phỏng vấn có anh Thanh Thắng, anh Thắng có nói một câu là "Muốn trở thành một doanh nghiệp đẳng cấp thì phải sản xuất đươc một sản phẩm đẳng cấp". Không biết anh còn nhớ không.
Từ 2012 đến 2015, nhóm của em gặp rất nhiều khó khăn và có 3 câu khiến bọn em kiên trì cho đến bây giờ. Cái thứ nhất là "Nếu ông không định vị thương hiệu ngay từ đầu thì ông cũng đã thất bại". Cái thứ 2 nữa, như em vừa nói "Muốn là một doanh nghiệp đẳng cấp thì phải có một sản phẩm đẳng cấp". Và cái thứ 3 nữa là gì "Người Việt hoàn toàn có khả năng làm được những sản phẩm đẳng cấp thế giới". Câu này của anh Quảng (cười). Và như vậy thì, cái sản phẩm em mua nó không phải là sản phẩm ở góc độ người dùng mà tôi cần cái điện thoại. Mà em mua ở đây là em mua niềm tin.
Em cũng chia sẻ là em đã trải qua rất nhiều cảm xúc từ khi sử dụng cái Bphone này. Hỉ nộ ái ố đủ cả 4 cái (cười). Từ cái việc mà háo hức có một sản phẩm công nghệ mà mình thấy có khả năng là kỳ tích mà nếu mà làm được thì là tốt, bởi vì khả năng thất bại của nó lên đến 90%. Nếu làm được là một động lực rất tốt. Rồi bắt đầu đến giai đoạn đặt hàng, rồi delay, delay và delay. Không biết là cảm xúc đang từ trên cao nó tụt xuống tận đáy. Rồi nữa khi nhận được sản phẩm, và cảm thấy nó cũng đẹp, nhưng mà có cái gì đó, bởi vì mình vẫn luôn có sự kỳ vọng, bao giờ cũng cao hơn so với thực tế. Và nghi ngờ. Rồi những trải nghiệm, trải nghiệm đầu tiên phải thừa nhận là cái màn hình nó đẹp. Nhưng mà lại đi xuống, bởi vì camera nó xấu quá. Rất xấu. Nhưng ngược lại thì, qua cái hành trình đó mình rút ra cho mình "À, mình cũng sẽ phải trải qua những giai đoạn như thế". Và như vậy thì, 2012 có những giai đoạn em cũng làm hoành tráng lắm nhưng bắt đầu phải bỏ đi tất cả, phải làm lại từ đầu. Em làm giáo dục, và mình không tự trải nghiệm sản phẩm thì không ai người ta trải nghiệm. Và bọn em xây dựng đúng từ con số 0. Bọn em phải lập một tổ chức giáo dục riêng. Và từ đó mới xây dựng nền tảng công nghệ áp dụng cho đúng tổ chức của mình. Nếu ông làm thành công cho ông được thì ông mới mang đi bán thị trường được.
Rất nhiều bài toán đặt ra. Và như vậy là đến nay, cái đội công nghệ của bọn em vẫn đang phải chứng minh cho chính người nhà mình rằng sản phẩm của tôi tốt. Và khi nào ông gật đầu thì tôi mới làm quảng bá thị trường.
Như bạn chia sẻ rất tốt là "có cách nào truyền thông với doanh nghiệp". Anh Quảng bảo là "sẽ có chiến dịch dội bom". Nhưng mà bản chất mà chúng ta thành công phải đi lên từ nền tảng sản phẩm. Sản phẩm có tốt thì ông truyền thông mới tốt được. Còn nếu không thì cũng lại thành ‘chém gió' (cười).
Và như vậy thì, đồng hành với Bkav, tính đến ngày hôm nay, em là một trong những người đầu tiên dùng Bphong 1 và cũng là Bphone mạ vàng. Cũng là người đầu tiên, một trong những người đầu tiên dùng Bphone 2017. Đặt hàng. Và hôm vừa rồi thì cũng có đi dự cái buổi chia sẻ của anh Quảng và sau buổi hôm đó thì em tin rằng lần này họ làm được. Và mọi người cứ tin đi, chắc chắn là sẽ làm được. Và em bán niềm tin và mua niềm tin bởi vì sao, em cũng phải thể hiện cho những đồng đội cho em gần 5 năm nay. Họ làm được và tôi tin họ và như vậy tôi cũng cần anh em phải tin tôi. Chúng ta hoàn toàn làm được. Trên thế giới họ có rất nhiều cái nền tảng ERP và dùng cho tổ chức. Nhưng riêng ngành giáo dục, hiện nay chưa có cái sản phẩm nào thực sự đáp ứng được cho người Việt. Và bên em 5 năm nay chỉ làm cái social ERP đấy, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của thế giới và chúng ta cũng phải tương xứng thậm chí phải làm tốt hơn. Làm không chỉ cho cá nhân, làm không chỉ riêng cho tổ chức của mình mà để khẳng định là người Việt cũng có thể làm những sản phẩm đủ tầm đẳng cấp thế giới.
Bạn Cao Nhật: Xin chào mọi người, em là Nhật, tên Facebook trên diễn đàn là Cao Nhật.
Em là sinh viên kinh tế. Không biết là hôm nay có nhiều sinh viên kinh tế không. Thật ra đối với em thì lý do em mua Bphone vì đối với em Bphone là một lời động viên, đối với em Bphone là một cái lời gì đấy thúc giục mình không được bỏ cuộc. Bởi vì em cũng là người khởi nghiệp và đã phá sản 2 công ty (cười). Và bây giờ tiếp tục công ty mới. Sẽ tiếp tục chiến đấu, không bỏ cuộc (cười).
Em cảm nhận cái sự chân thành, nhất là khi anh Quảng đã khóc trong buổi chia sẻ với báo chí. Em cảm nhận được cái giọt nước mắt đấy, bởi vì lúc mà khó khăn tủi nhục và lúc mà nợ nần. Cá nhân em, em đã trải qua những cái cảm giác khi thất bại nó ê chề. Và ai đó đã ủng hộ mình vào lúc cay đắng đấy thì thực sự là rất biết ơn, nhớ đời, nhớ ơn mãi luôn.
Em nhớ là em đã từng cầm cái con xe máy của mình đi cầm đồ và có người đã đưa tiền cho em để lấy lại xe máy đi để làm việc và trên đường đi em đã khóc nức nở, khóc thật to và cảm giác rất là biết ơn. Và khi đấy mình không bao giờ được bỏ cuộc và thật lòng, trước khi nghe tin anh Quảng tiếp tục ra Bphone em đã định mua iPhone 6 rồi. Em đã chuẩn bị mua iPhone 6 giống như bạn. Nhưng mà từ khi nghe tin là cứ phải chậm lại đã để xem là anh Quảng năm nay nói cái gì (cười). Thật lòng (cười).
Thật lòng, em không hề ghét anh Quảng mặc dù là anh cũng "nổ" thật (cười). Bởi vì em hiểu, thật ra đối với mình đẻ ra một đứa con mình cũng sướng, đôi khi mình nói quá lên, thì anh em với nhau mình hiểu là mình sướng. Mình phải tự hào như thế chứ không đến mức mình chửi mà anh em gọi là ném đá. Nhưng mà mình hiểu được cái cảm giác nhiều khi rất sướng, nó phấn khích. Đấy phấn khích quá. Đấy thực sự là đã chuẩn bị mua iPhone 6 rồi. Rồi quyết định là chuyển sang mua Bphone. Thật lòng là rất hài lòng.
Thực sự thì trong quá trình dùng cũng có một vài cái bị lỗi, camera hay thi thoảng như thế nào. Nhưng mà lỡ yêu rồi. Vì với mình đây không phải điện thoại bình thường. Đây là một lời động viên, một lời gì đấy mà truyền cảm hứng đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng và hãy tiếp tục và tin vào cái hoài bão của mình. Thế thì đấy là điều mà đối với em nó là giá trị.
Bọn em học kinh tế thế nên là có thể hiểu bài toán marketing. Có thể bạn chưa hình dung được cái định vị nó quan trọng như thế nào. Cái định vị về marketing nó quan trọng như thế nào. Tại sao Bphone 2017 phải định vị ở phân khúc cận cao cấp. Bởi vì không thể có đường sống ở phân khúc giá rẻ. Chắc chắn nó là bài toán về định vị marketing.
Thì, em rất cảm ơn anh Quảng em cảm ơn anh em hôm nay được gặp ở đây và em hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục có những cuộc gặp trong tương lai và Bphone sẽ ngày càng phát triển, anh em mình sẽ có nhiều cơ hội để hàn huyên, hợp tác.
À, còn một điều nữa, là cái ngày em đi mua Bphone em đã gặp được đối tác để thành lập công ty mới (cười). Em rất cảm ơn Bphone vì hôm đấy 2 anh em vào TGDĐ để "sờ mó". Thế là cuối cùng em sẽ là CEO còn anh ấy làm CTO... Nhờ Bphone em đã có công ty mới (cười).
Em rất cảm ơn!
Bkav
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện...
Đất...
Vượt qua...